Chia sẻ cách tính trùng tang, nhập mộ và thiên di chính xác nhất

Cách tính trùng tang, nhập mộ và thiên di luôn là điều quan trọng đối với những người đã khuất. Đã có nhiều trường hợp trùng tang liên táng xảy ra với nhiều gia đình và hậu quả không thể lường trước nổi. Hậu quả khó lường nên trùng tang chính là nỗi khiếp sợ đối với nhiều người, vậy cách tính trùng tang thế nào? Cùng Ta88.wiki tìm hiểu ngay.

Một số khái niệm liên quan đến việc trùng tang

Theo kinh nghiệm của người xưa cho rằng trong thực tế, với mỗi người chết sẽ xảy ra các trường hợp như sau

cách tính trùng tang

  • Thiên di: Đây là dấu hiệu có sự di dời hình thức tồn tại do trời định và là lúc “trời” đưa đi. Dự báo con cháu sẽ phải chia ly, tài sản phân tán và tranh chấp kiện tụng nảy sinh.
  • Nhập mô: Là dấu hiệu phải “ra đi” và “nằm xuống” vĩnh viễn không còn liên quan gì đến trần ai thể hiện sự an lành và yêu nghỉ. Chỉ cần một “nhập mộ” của tuổi, tháng hoặc ngày giờ thì được coi là tốt. Dự báo vong chết không phạm phải trùng tang, mãn kiếp sa bà và con cháu làm ăn thịnh vượng, phát tài.
  • Trùng tang: Đây là dấu hiệu mất đi không hợp số phận, không dứt khoát và vẫn còn ảnh hưởng đến trần ai. Dự báo sẽ có người thân cùng chết theo, quan niệm xưa cho rằng nếu gặp phải trùng tang mà không có “nhập mộ” nào thì cần phải mời người có kinh nghiệm để làm lễ “ trấn trùng tang.

Như vậy, trùng tang được hiểu là tình trạng trong thời gian chưa mãn đại tang. Hoặc chưa mãn tang bà con gần lại tiếp theo một cái đại tang hoặc 1 cái đại tang gần khác. Có thể nói trùng tang là tang chủ phải mang ít nhất hai vong khăn tang trong cùng một thời điểm. Trong nhà, người thân vừa nằm xuống lại sẽ có nguy cơ liên tang là đáng lo ngại.

Trong cách tính trùng tang sẽ gồm có những:

  • Trùng tang ngày là nặng nhất, gọi là tam xa và sẽ có 7 người cùng chết theo.
  • Trùng tang tháng là nặng thứ nhì, gọi là nhị xa và sẽ có 5 người chết theo.
  • Trùng tang giờ là nặng thứ ba, gọi là nhất xa và có 3 người chết theo.
  • Cuối cùng là trùng tang năm là nhẹ nhất.

Nhưng chỉ cần gặp được một cung nhập mộ sẽ được xem như yên lành và không cần làm lễ trùng tang (một Nhập mộ xóa được 3 tang trùng). Hoặc được 2 thiên di cũng không cần lo do “Nhị thiên di sát nhất trùng” – tức là 2 thiên di xóa được 1 trùng tang.

cách tính trùng tang

Cách tính trùng tang cụ thể và chi tiết nhất

Theo đó, theo cách tính trùng tang thì mất dưới 10 tuổi sẽ không được tính là trùng tang nữa.

Trường hợp 1 trong cách tính trùng tang

Trùng tang có thể là thời gian lúc mất đi, trùng năm (thí dụ như người tuổi Dần và bị mất năm Dần), trùng ngày ( người tuổi Sửu mất giờ Sửu) hay trùng giờ (người tuổi Tý mất giờ Tý).

Trường hợp 2 – Cách tính trùng tang phổ biến

Mọi tuổi tác ngày giờ đều sẽ dựa trên tuổi âm lịch:

  • Dùng 12 cung địa chi trên bàn tay để tính trùng tang. Nam khởi từ Dần tính theo chiều thuận còn Nữ khởi từ Thân tính theo chiều nghịch.
  • Bắt đầu từ 10 tuổi, cung tiếp theo là 20 tuổi,… và tính đến tuổi chẵn của người mất. Sau đó cung tiếp theo là tuổi lẻ tính đến tuổi của người mất và gặp ở cung nào thì tính là cung cuối.
  • Từ cung cuối đó, tính cung tiếp theo là tháng 1 rồi tính lần lượt đến tháng mất, ta gặp cung nào thì cung đó là cung tháng.
  • Tiếp theo từ cung tháng, tính cung tiếp nối là ngày 1, tính lần lượt đến ngày mất, gặp cung nào thì tính cung đó là cung ngày.
  • Và từ cung ngày, tính cung tiếp theo là giờ tý, tính lần lượt cho đến giờ mất, gặp cung nào thì tính cung đó là giờ mất.

Nếu như các cung tuổi, tháng, ngày, giờ gặp các cung như sau thì:

  • Dần – Thân – Tỵ  – Hợi thì là gặp phải cung Trùng tang.
  • Tý – Ngọ – Mão – Dậu thì là gặp cung Thiên Di.
  • Thìn – Tuất – Sửu – Mùi thì là gặp cung Nhập Mộ.

Thí dụ: Tính cho cụ ông mất giờ Tý, ngày 3 tháng 3 và thọ 83 tuổi sẽ là:

  • Cụ ông Khởi từ cung Dần tính theo chiều thuận: 10 tuổi Dần, 20 tuổi ở Mão, … 80 tuổi ở Dậu. Đến tuổi lẻ 81 ở Tuất, … 83 là ở Tí. Như vậy cung tuổi là cung Tý tức cung Thiên Di.
  • Tính tiếp theo tháng 1 là Sửu, tháng 2 là Dần, tháng 3 là Mão, như vậy cung tháng là Mão tức cung Thiên Di.
  • Tính ngày mồng 1 là Thìn,…cho đến mùng 3 là Ngọ như vậy cung ngày là Ngọ gặp Thiên Di.
  • Tính tiếp cho giờ, giờ tại Mùi vậy cung giờ là cung Mùi được cung Nhập Mộ.

cách tính trùng tang

Năm Thiên Di – Tháng Thiên Di – Ngày Thiên Di – Giờ Nhập Mộ: Như vậy cụ ông có 3 cung Thiên Di và 1 cung Nhập mộ là hợp với lẽ trời và đất.

Tổng kết

Vừa rồi là các cách tính trùng tang chi tiết nhất mà chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng với những thông tin này thực sự hữu ích để bạn hiểu hơn về trùng tang là gì!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *